Tác hại của rượu bia tới người tập thể hình, GYMer

2/1/15 | 11:42 CH

Tác hại của rượu bia tới người tập thể hình, GYMer. Ảnh hưởng của rượu bia tới người tập thể hình, gym, giảm cân, thể thao.

Một thứ đi liền với lịch sử văn minh nhân loại, chưa có nền văn minh nào của con người mà không có sự xuất hiện của nó.


Ở Việt Nam ta, vẫn đề sử dụng rượu gần như trở thành văn hóa nhậu nhẹt chứ không còn là thưởng thức nữa. (Phunudep) không lấy gì làm tự hào lắm khi nước ta nằm trong top các nước tiêu thụ nhiều nhất.

Khoan nói đến các tác hại về xã hội, chính trị, giống nòi. Bài viết này của (Phunudep) tập trung vào tác hại của rượu đối với anh em tập thể hình, giảm cân cũng như chơi các môn thể thao khác.

Trước đây (Phunudep) cũng có những suy nghĩ như:

"" Uống hôm nay thôi, không sao đâu!
Uống hôm nay rồi mai tập bù! ""

Để rồi ngày mai và 1 tuần sau đó nhìn cơ thể của mình mà chán.

1. Rượu gây giảm testosterone. Làm cơ bắp teo tóp. Mỡ càng nhiều hơn.

Rất rất rất nhiều người lầm tưởng vấn đề này. Nhưng rượu thực sự làm giảm testosterone trong cơ thể bạn một cách nhanh chóng. Ai cũng biết tầm quan trọng của hormon Testosterone đối với người tập thể hình, giảm cân: Tăng cường cơ bắp, tác nhận giảm mỡ mãnh liệt... Đây là một nguyên nhân giải thích cho việc anh em hay nói là rượu làm mất cơ bắp. Uống rượu xong ngày hôm xong cơ bắp xẹp lép, xám xịt lại.

Rượu làm cho người ta hung hăng hơn, nhưng thực sự nó chỉ làm tăng sự mất kiểm soát của lý trí mà thôi.

Nhắc lại 1 lần nữa: Rượu làm giảm Testosterone. Làm giảm sự phát triển của cơ bắp. Làm giảm hiệu ứng đốt mỡ tuyệt vời của testosterone trong cơ thể chúng ta.

2. Rượu: 1 gram chất cồn cung cấp 7 calo rỗng

Không phải ai cũng biết, 1g alcohol chứa tới 7calo, gần gấp đôi lượng calo chứa trong 1g protein, 1g đường. Nó chỉ đứng sau chất béo với 9calo.

Điều đáng nói ở đây, calo trong rượu là loại calo rỗng. Nó không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho cơ thể. Vào rất nhanh mà biến mất cũng rất nhanh, Hơn thế nữa, nó còn là tác nhân thúc đẩy quá trình lưu trữ chất béo. Điều này cộng hưởng với những gì chúng ta tiêu thụ trong bữa nhậu và xây đắp nên cái bụng 1 múi khổng lồ.

3. Rượu không cho cơ bắp phục hồi

Rượu là chất độc đối với cơ thể. Việc đào thải nó cơ thể phải huy động rất nhiều năng lượng và các cơ quan của cơ thể như gan, thận và các chất cặn độc hại còn lại của nó nó rượu được sản xuất không chuẩn sẽ đầu độc cơ thể bạn. Bạn có thể kiểm chứng dễ dàng điều này với báo chí.

4. Rượu làm hỏng dạ dày, thận và gan

Cái này thì ai cũng biết, rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dà dày. Dân thể hình đều biết rõ, cơ bắp đến từ dinh dưỡng hàng ngày, nếu hệ tiêu hóa có vấn đề, cơ bắp sẽ thấy ngay tác động của nó.

Gan là nơi thải độc tố, là nơi phá vỡ chất béo để tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Thế nhưng rượu là tác nhân phá hủy gần kinh khủng nhất.

Bài viết là những kiến thức hiểu biết của (Phunudep)về vấn đề rượu và cơ bắp. Có thể chưa đầy đủ lắm nhưng cũng hi vọng có thể thay đổi quan niệm của các bạn về rượu và việc tập thể hình.

Tuy nhiên ở VN mà không dùng rượu các bạn đều biết có thể gặp khó khăn trong công việc cũng như giao tiếp. Mình chỉ muốn các bạn đọc bài viết của (Phunudep) hạn chế tối đa có thể. Lúc nào cần uống vẫn phải uống. Không cần thiết thì tuyệt đối không dùng.


Một vài hiểu biết về rượu:

- 25% rượu được hấp thụ trực tiếp từ dạ dày vào máu. Phần còn lại được hấp thụ ở ruột non.

- Rược được hấp thụ cực nhanh, phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Lượng thức ăn có trong dạ dày (Dạ dày nhiều thức ăn làm chậm sự hấp thụ)
+ Kèm nước có ga (Rượu Sâm panh hay uống rượu kèm đồ uống có ga làm tăng tốc độ hấp thụ của rượu)
+ Nồng độ cồn trong rượu (Nồng độ càng cao, hiện tượng thẩm thấu càng mạnh - tăng tốc độ ngấm của rượu).

- 98% rượu được xử lý ở gan. 2% còn lại đào thảo qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu. Đây là cho 1 lượng uống tiêu chuẩn. Còn nếu uống quá độ, bạn sẽ thấy dường dư rượu chảy thẳng từ cổ họng bạn xuống nước tiểu của mình.

- Mất hoảng 10h để xử lý hết lượng rượu uống tiêu chuẩn trong cơ thể.

Đừng quên: Nhấn LIKE & Chia Sẻ để ủng hộ nhé!
CHỦ ĐỀ:

Ý kiến bạn đọc [ Bình luận trên Facebook ]