Bí quyết để con bạn biết chia sẻ mọi chuyện nhiều hơn

4/1/15 | 11:45 CH

Những trẻ em nếu không tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh thì tính cách của bé thường trở nên ích kỷ và sống thu mình. Các bậc cha mẹ cần dạy trẻ biết cách chia sẻ và hòa đồng hơn qua 6 mẹo nhỏ dưới đây.


1. Dạy con dừng nói câu “cái này là của con”  

Các bé từ 2 đến 3 tuổi không chỉ hay nói từ “Không” mà còn thường xuyên sử dụng câu “Cái này là của con”. Trẻ em thường coi tất cả mọi thứ đều thuộc quyền sở hữu của riêng các bé. Trẻ có thể đang ngồi giữa một đống đồ chơi, cho dù bé không chơi đồ vật nào nhưng chỉ cần người khác chạm vào đồ chơi là bé sẽ đòi lại, quát tháo hay giận dỗi.  Điều đầu tiên khi này bạn phải làm để dạy con biết cách chia sẻ hơn là truyền tải đến con những khái niệm trìu tượng thành hành động, bạn có thể trực tiếp sửa từng câu nói của trẻ.


2. Dạy con học cách quan tâm người khác  

Khi nhìn thấy một hành động mới lạ, trẻ thường có xu hướng bắt chước lại. Vì vậy, bạn nên giúp bé học cách chia sẻ ngay từ những việc hàng ngày đơn giản nhất. Chẳng hạn, bạn có thể nói cho con biết rằng mỗi người trong gia đình đều có nhiệm vụ làm việc nhà và phân công cho bé một số công việc nhẹ nhàng như bỏ lon nước vào thùng rác, đặt giấy ăn lên bàn ...

Trong các bữa ăn, bạn nên chia sẻ thức ăn cho con và giải thích cho con hiểu, ví như bạn có thể nói “Mẹ sẽ chia sẻ đồ ăn với con gái yêu của mẹ”. Sau đó, bạn cũng thử hỏi con xem có sẵn sàng chia sẻ đồ ăn của mình với mọi người trong gia đình không và nếu con thực hiện thì hãy nhớ khen ngợi bé ngay. Con bạn sẽ học được cách quan tâm đến người khác qua hành động này. Hoặc là, bạn nên cho con giúp một tay khi nấu cháo chăm người ốm để bé hiểu rằng nên giúp đỡ người khác khi họ lâm vào tình cảnh khó khăn.


3. Hãy chuẩn bị trước cho những buổi gặp mặt của các bé 

Bạn hãy thử một hôm mời các bạn của bé đến nhà chơi để cho con mình có thể đóng vai “chủ nhà. Hãy giúp bé cất tạm những bộ đồ chơi mà bé yêu thích nhất vào một nơi kín và giải thích cho con rằng những đồ chơi còn lại là dành cho tất cả các bạn bè của bé đến chơi. Còn nếu con bạn đến nhà bạn khác chơi, các bậc làm cha mẹ hãy dạy con trước về cách ứng xử và động viên con bằng việc khen ngợi những điều tốt mà con đã làm trong những ngày gần đây. 


4. Khen ngợi khi con làm tốt  

Các bé luôn thích được khen ngợi nên việc bạn động viên, tuyên dương con cũng có vai trò quan trọng không kém việc sửa chữa các hành vi chưa tốt của bé. Hãy dạy con cách chia sẻ và thể hiện rằng bạn luôn tự hào về điều đó của con mình. Khi được khen, bé sẽ càng nhớ về những việc mình đã làm và có xu hướng lặp lại các hành động đó thường xuyên hơn.

5. Không vội vàng trở thành trọng tài  

Bạn đừng nóng vội hay phản ứng thái quá khi bé tranh giành đồ chơi với các bạn mà hãy từ từ quan sát xem bọn trẻ xử lý vấn đề ra sao. Đôi khi bọn trẻ sẽ lại tiếp tục chơi như chưa từng có vấn đề gì xảy ra. Việc này cũng dạy cho trẻ cách cư xử và bồi dưỡng thêm kỹ năng giải quyết vấn đề của bé. 

6. Ngăn chặn các cuộc cãi lộn  

Khi con giành đồ chơi với bạn bè thì bạn phải lập tức vào cuộc. Giải thích cho con hiểu rằng hành động đó là không tốt vì nó có thể làm đau người khác. Tuy nhiên, để con không bị xấu hổ trước mọi người thì bạn cũng không nên ép con phải xin lỗi ngay. Lúc này bạn có thể xin lỗi thay con và tiến hành kiểm điểm con sau đó.

Đừng quên: Nhấn LIKE & Chia Sẻ để ủng hộ nhé!
CHỦ ĐỀ: , ,

Ý kiến bạn đọc [ Bình luận trên Facebook ]