Những phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam

6/2/15 | 9:33 SA

Người Việt là một trong những dân tộc ở Đông Nam Á giữ được rất nhiều phong tục, nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Cùng chúng tôi kể lại những phong tục ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam nhé! 


1. Tống cựu nghênh tân 

Tục lệ này đơn giản và không cần nghi thức gì. Đó chỉ là thời điểm mọi người quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi. Các thành viên trong gia đình sắm sửa quần áo mới, mua đồ trang trí, lễ vật trên bàn thờ... hoặc cùng hàng xóm dọn dẹp đường phố, đình chùa. 


2. Lễ rước vong linh ông bà 

Chiều ba mươi tết (hoặc ngày 29, nếu tháng chạp thiếu), người ta cúng để mời linh hồn tổ tiên và những người thân đã mất về ăn tết cùng con cháu. Ðúng giữa đêm trừ tịch, lúc chuyển từ năm cũ sang năm mới thì cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Lễ cúng này được bày ngoài trời hay trước cửa ra vào để cúng trời đất, cầu xin bình an may mắn. Thông thường, đúng giờ giao thừa thì các chùa đều gióng chuông báo hiệu, và rồi mọi nhà đều đốt pháo. Đây là dịp cả gia đình quây quần tưởng nhớ đến các vong linh ông, bà, tổ tiên... và cùng nhau kể chuyện năm cũ, ước nguyện năm mới. 

Ðến ngày mồng ba thì cúng đưa tức tiễn đưa linh hồn những người mà ta đã mời về ăn tết chung. Về mặt nghi lễ, ngày tết đến đây là chấm dứt. Ở nước ngoài, nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ tục lệ này, chỉ không thể đốt pháo mà thôi. 

3. Xông nhà (hay "xông đất") 

Người Việt ta có tục xông nhà rất thú vị.  Đây là một trong những  phong tục ngày Tết Việt Nam của các gia đình. Đầu năm mới mà người đầu tiên bước vào nhà mình sẽ đem đến vận hên, xui cho gia đình suốt cả năm đó. Vì thế, những ai "nặng vía" thì phải chú ý vì nếu lỡ đến nhà ai sớm, mà trong năm đó người ta gặp chuyện gì không may sẽ "đổ" tại mình "vía không tốt". Và trong những ngày giáp Tết, gia chủ sẽ tìm người nào "nhẹ vía" và hợp tuổi với chủ nhà để nhờ xông đất. Cũng có khi không tìm được ai, chủ nhà sẽ tự mình xông nhà cho chính họ. 


4. Hái lộc 

Sau những giờ phút đầu tiên của năm mới, mọi người sẽ cùng nhau đi hái lộc. Hái lộc thường diễn ra tại các đình, chùa. Khi đến đây, mỗi người sẽ hái một cành cây non và mang về nhà như một sự "rước lộc". Bởi ai cũng hy vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.

 

5. Chúc thọ, chúc Tết 

Sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc thọ ông bà, cha mẹ. Người Việt quan niệm rằng cứ mỗi độ Xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, không kể sinh vào ngày nào, tháng nào. Chính vì vậy mà lời chúc luôn được đón nhận nhiều nhất vẫn là "Sống lâu trăm tuổi", trường thọ. 

Chúc thọ của người Việt trong ngày đầu năm mới thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử. Đó là dịp để mỗi người con, người cháu bày tỏ tình cảm, lòng hiếu thảo, kính yêu đến ông bà, cha mẹ và những người xung quanh. 

Trong những ngày Tết, làng xóm, bạn bè nô nức đến thăm nhau, chúc nhau sức khỏe, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phát tài tài phát lộc... Đây cũng là dịp gắn kết mọi người với nhau, những cái bắt tay dường như đã xóa hết sự hiểu lầm, hờn giận của năm cũ và mời nhau ly rượu nồng ấm để hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới. 


6.  Lì xì 

"Lì xì" nguyên là chữ "lợi thị" (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Ông bà cha mẹ sẽ chuẩn bị một ít tiền cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng trông rất bắt mắt để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích và dành những lời chúc hay nhất đến bọn trẻ như hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn... 


7. Quà Tết, lễ Tết

Đi chúc Tết kèm theo những món quà, giỏ quà là điều vô cùng quý, đặc biệt là những ngày trước Tết. Bởi dù to hay nhỏ món quà ấy đều thể hiện mối ân tình, sự biết ơn và tôn kính. 

Các cụ ngày xưa đã có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ", vì vậy chúng ta không nên lạm dụng quà Tết, lễ Tết để thể hiện "cho được" tình cảm của mình với người thân, bạn bè, làng xóm... Tình cảm phải thực từ tâm, những lời chúc ý nghĩa, ly rượu thơm nồng chan chứa tình cảm, cái bắt tay hay vòng tay siết chặt... tất cả đều thể hiện nét đẹp văn hóa trong phong tục ngày Tết cổ truyền dân tộc. 


8. Xuất hành 

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Tục lệ này có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người không còn tin theo. Hơn nữa, cửa nhà và đường sá ngày nay được xây dựng theo phương hướng cố định, chúng ta khó mà chọn được hướng đi như trong sách lịch nói. 

9. Tục kiêng kỵ ngày Tết 

Kiêng (hay kiêng kỵ) là những điều không được làm. Trong những ngày Tết, những điều gì xấu đều phải kiêng. Sau đây là một số điều thường được kiêng: 

- Quét nhà, đổ rác (vì sợ quét, đổ đi những điều may mắn) 
- Nói những điều tục tĩu 
- Mặc quần áo trắng (sợ có tang) 
- Nói tới những chuyện chết chóc, nói những điều xui xẻo   


Còn rất nhiều điều kiêng kỵ khác mà ngày nay đã dần mai một đi nhiều. Nếu muốn tìm hiểu các bạn có thể tìm hiểu những điều kiêng kỵ ngày Tết ít người biết ở Việt Nam. 

Ngoài các phong tục trên, ngày Tết Việt Nam còn rất nhiều phong tục khác truyền thống và ý nghĩa hơn như dựng câu nêu, viết câu đối đỏ, chuẩn bị mâm cổ cúng ông Táo quân đưa ông Táo về trời, hay đi chùa cầu bình an đầu năm mới.

Tuy đã có nhiều mai một nhưng nhìn chung người Việt Nam vẫn còn gìn giữ được rất nhiều phong tục truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay phải biết hướng về cội nguồn để cùng gìn giữ những nét văn hóa lâu đời này. 

Chúc mừng năm mới!
Đừng quên: Nhấn LIKE & Chia Sẻ để ủng hộ nhé!

Ý kiến bạn đọc [ Bình luận trên Facebook ]

Cách cắm hoa ngày Tết theo phong cách Nhật Bản cực lạ
Cách cắm hoa ngày Tết theo phong cách Nhật Bản cực lạ

Cách cắm hoa ngày Tết theo phong cách Nhật chắc hẳn khá ít người biết đến. Học cách cắm hoa đẹp ngày Tết với diên vỹ xanh để làm mới căn nhà của bạn nhé!  Bạn đã từng nghe về phong cách cắm hoa độc đáo của Nhật Bản chưa? Hãy để chúng tô...

Phong tục khai bút đầu xuân độc đáo của người Việt
Phong tục khai bút đầu xuân độc đáo của người Việt

Khai bút đầu xuân không phải là phong tục bắt buộc nhưng lại là một nét đẹp văn hóa với người Việt môi dịp Tết đến xuân về.  Cùng chúng tôi tìm hiểu về phong tục khai bút đầu xuân độc đáo này của người Việt.  1. Khai bút đầu xuâ...

Bộ sưu tập 15 mẫu khay đựng bánh kẹo ngày Tết bắt mắt
Bộ sưu tập 15 mẫu khay đựng bánh kẹo ngày Tết bắt mắt

Ngày Tết, để tiếp khách hẳn là nhà ai cũng muốn có những chiếc khay đựng bánh kẹo ngày Tết thật bắt mắt, duyên dáng và tiện lợi đúng không?  Cùng chiêm ngưỡng 15 mẫu khay đựng bánh kẹo ngày Tết bắt mắt dưới đây nhé!  Đã là ngày Tế...

Bí quyết nuôi dạy con gái thành công mà bố mẹ cần biết
Bí quyết nuôi dạy con gái thành công mà bố mẹ cần biết

Có con gái là điều mà các bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn nhưng để nuôi dạy con gái đúng đắn thì cũng có những lưu ý riêng mà cha mẹ cần biết. Dưới đây là danh sách 7 điều cần biết khi nuôi dạy con gái mà các bố mẹ nên tham khảo, có thể danh ...

Tận dụng vỏ chai nhựa cũ làm bình hoa sen cực đẹp mắt
Tận dụng vỏ chai nhựa cũ làm bình hoa sen cực đẹp mắt

Với những bông sen vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, các chị em hãy cùng cắm hoa sen trang trí cho phòng khách thêm xinh nhé! Nguyên liệu:  - 1 bó hoa sen kèm theo 1 lá sen nhé. - 1 vỏ hộp giấy loại cao - b...

  • Đòn trả thù ghê gớm của vợ khi biết tôi ngoại tình

    Hôm đó, khi anh đang ngủ trưa tại nhà Lý, thì vợ anh cũng với mấy người bạn xông vào. Không nói thêm gì, vợ anh túm tóc xé áo cô nhân tình của anh. Sau hôm đó, tình cảm của anh dành cho vợ dường như không còn nữa, thay vào đó là sự ghê sợ. Anh đã n...

  • Sự bao dung của vợ khi biết tôi chăm sóc cho tình cũ

    Nếu ở trong trường hợp đó, những người phụ nữ khác sẽ "lồng lộn" lên và truy xét chồng đến cùng, nhưng vợ tôi không phải vậy mọi người ạ. Phải nói rằng, vợ tôi là một người đàn bà không chỉ đẹp về hình thức mà cô ấy còn có một tâm hồn cao thượng....

  • Bát súp gà của vợ giúp tôi tỉnh táo quay về với gia đình

    Cô thư ký trẻ vừa kêu nóng vừa cởi áo ngoài ra, và bên trong là chiếc áo sơ mi bó sát người làm lộ ra những đường cong cơ thể chết người. Ở công ty, tôi là người đàn ông được mọi người vô cùng ngưỡng mộ lẫn đố kỵ. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng...

  • Ám ảnh chuyện vợ xin chồng thăm con trong ngày sinh

    Tôi đã gọi điện cầu xin chồng vào viện dù chỉ 5-10 phút để nhìn thấy con chào đời. Song dù có cầu xin, anh vẫn không vào. Ngày hôm nay con trai tôi tròn 1 tuổi. Nhìn con thơ ngây vui sinh nhật cùng ông bà mà tôi vừa vui và vừa tủi thân. Nhìn con,...

  • Tôi phải làm sao khi ký ức của vợ bóp nát đêm tân hôn

    Khi tôi hỏi vì sao em không nói với tôi em từng có người yêu sâu sắc tới vậy thì em khóc và kể câu chuyện họ từng sống với nhau như vợ chồng. Khi viết nên những dòng tâm sự này, lòng tôi rối bời hụt hẫng vô cùng, phải chăng vì tôi quá cầu toà...

  • Tôi nên làm gì khi tình nhân của chồng tới thách thức

    Nửa đêm cô ấy nhắn tin cho chồng tôi nói nhớ anh không ngủ được, rồi bảo tại trưa nay đi nhà nghỉ với chồng tôi nên giờ mệt không ngủ được Tôi lập gia đình được bốn năm, có cậu con trai kháu khỉnh ba tuổi. Gia đình chồng ở thành phố nên vợ chồng ...

  • Đau xót khi vợ không ngừng tìm kiếm người yêu cũ

    Tôi phát hiện vợ tìm kiếm người yêu cũ. Tình yêu tôi dành cho cô ấy chưa đủ lớn hay sao mà vẫn thậm thụt muốn biết những người cũ sống thế nào. Thực sự chuyện vợ tôi mò vào Facebook của người cũ làm tôi không thể nào tập trung cho công việc, lúc ...

  •