Khắp nơi trên thế giới người ta có nhiều cách để tổ chức mừng Giáng sinh, trong đó có những cách đón Giáng sinh vô cùng kỳ lạ.
1. Lễ hội Santa Claus Olympic (Thụy Sĩ)
Mọi người thường quen với hình ảnh ông già Noel là một người cao tuổi và béo, không phù hợp với các hoạt động thể chất. Họ sẽ bất ngờ khi biết tới Giải vô địch thế giới của các ông già Noel được tổ chức hàng năm ở Thụy Sĩ. Ở đây, hàng trăm ông già Noel sẽ tới tham gia tranh tài với các hoạt động như ca hát, nhảy múa, đua xe tuần lộc, điêu khắc trên băng và leo ống khói.
Lễ hội này được tổ chức ở một thị trấn nhỏ có tên là Samnaun, nằm ở điểm tiếp giáp giữa Áo, Thụy Sĩ và Italia. Mỗi năm, mọi người từ khắp thế giới tụ hội tại đây và thi đấu với hi vọng giành được danh hiệu ông già Noel khỏe mạnh nhất thế giới. Tất cả mọi người đều có thể tham gia, với điều kiện là trên 18 tuổi, tâm hồn tươi trẻ và quan trọng nhất là chơi hết mình. Ngoài ra, họ cần có thêm 3 người bạn tham gia cùng vì đây là môn thể thao đồng đội.
Lễ hội này được tổ chức ở một thị trấn nhỏ có tên là Samnaun, nằm ở điểm tiếp giáp giữa Áo, Thụy Sĩ và Italia. Mỗi năm, mọi người từ khắp thế giới tụ hội tại đây và thi đấu với hi vọng giành được danh hiệu ông già Noel khỏe mạnh nhất thế giới. Tất cả mọi người đều có thể tham gia, với điều kiện là trên 18 tuổi, tâm hồn tươi trẻ và quan trọng nhất là chơi hết mình. Ngoài ra, họ cần có thêm 3 người bạn tham gia cùng vì đây là môn thể thao đồng đội.
2. Ông già Noel cưỡi xuồng trên biển (Hawaii)
Nếu bạn yêu thích các bãi biển thì chắc chắn bạn sẽ muốn tận hưởng Giáng sinh ở Hawaii. Tại đây, mọi người đón Giáng sinh ở bãi biển, tổ chức các chuyến dã ngoại và tham gia các hoạt động như lướt sóng, bơi lội. Nhưng điều khiến Hawaii nổi bật trong dịp này chính là phương tiện di chuyển của ông già Noel ở đây.
Tại Hawaii, người ta tin rằng ông già Noel mang quà tới khi cưỡi trên một chiếc xuồng. Đó không phải xuồng bình thường mà là một chiếc xuồng màu đỏ được kéo bởi cá heo. Còn có một bài hát Giáng sinh của Hawaii dựa trên câu chuyện này, có tên là "Here Comes Santa in a Red Canoe” (Ông già Noel đang tới trên chiếc xuồng đỏ).
Tại Hawaii, người ta tin rằng ông già Noel mang quà tới khi cưỡi trên một chiếc xuồng. Đó không phải xuồng bình thường mà là một chiếc xuồng màu đỏ được kéo bởi cá heo. Còn có một bài hát Giáng sinh của Hawaii dựa trên câu chuyện này, có tên là "Here Comes Santa in a Red Canoe” (Ông già Noel đang tới trên chiếc xuồng đỏ).
3. Ăn sâu bướm vào dịp Giáng sinh (miền Nam châu Phi)
Ở một số nơi tại Nam châu Phi, sâu bướm được coi là một món ăn ngon, và chỉ được ăn trong những dịp đặc biệt như Giáng sinh. Món ăn đặc biệt này được bảo quản bằng cách luộc chín các con sâu mopane trong nước muối rồi phơi nắng hoặc hun khói chúng. Qui trình này sẽ giúp làm tăng mùi vị cho món ăn.
Chính vì vậy việc buôn bán sâu bướm mopane đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu Đô ở đây. Các con sâu được đóng hộp và bán tại các chợ ở khắp miền Nam châu Phi. Trên thực tế, sâu bướm mopane rất có lợi cho sức khỏe. Chúng chưa nhiều khoáng chất như mangan, ma-nhê. kẽm, đồng, canxi, kali và natri. Đặc biệt, chúng chứa nhiều chất sắt hơn cả thịt bò.
Chính vì vậy việc buôn bán sâu bướm mopane đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá triệu Đô ở đây. Các con sâu được đóng hộp và bán tại các chợ ở khắp miền Nam châu Phi. Trên thực tế, sâu bướm mopane rất có lợi cho sức khỏe. Chúng chưa nhiều khoáng chất như mangan, ma-nhê. kẽm, đồng, canxi, kali và natri. Đặc biệt, chúng chứa nhiều chất sắt hơn cả thịt bò.
4. Đi tảo mộ vào lễ Giáng sinh (Phần Lan)
Đi tảo mộ người thân không phải điều mọi người thường làm trong dịp Giáng sinh. Nhưng với nhiều người Phần Lan, Giáng sinh là dịp để tới thăm những người thân yêu đã qua đời của mình. Mọi người tới nghĩa trang thường thắp nến cạnh bia mộ, và khi lượng nến đủ lớn, cảnh tượng thật đáng kinh ngạc. Hơi ấm từ hàng triệu ngọn nến tạo ra một cảnh tượng đầy mê hoặc và bầu không khí thật yên bình. Nghĩa trang vào đêm Giáng sinh đẹp và yên bình tới mức rất nhiều người dù không có người thân chôn cất ở đây cũng tới để tận hưởng cảnh quan và bầu không khí ở đây.
Xem Thêm:
5. Mừng Giáng sinh cùng hai ông già Noel (Bỉ)
Trong tiếng Pháp ông già Noel có tên gọi Père Noel, và đó cũng là cách người Bỉ gọi nhân vật này. Père Noel được tháp tùng bởi người trợ lý có tên là Père Fouettard. Thường những đứa trẻ ngoan ngoãn sẽ được nhận quà như kẹo và sô-cô-la còn những đứa trẻ chưa ngoan sẽ chỉ được nhận các cành cây hoặc thậm chí là bị Pere Fouettard đánh vào mông. Riêng đối với những người nói ngôn ngữ Waloon thì Thánh Nicholas sẽ tới thăm họ.
Ông sẽ tới thăm các gia đình 2 lần, vào ngày 4 và 6/12. Vào lần thăm đầu tiên, Thánh Nicholas sẽ tìm xem đứa trẻ nào ngoan và đứa trẻ nào chưa ngoan. Trong lần tới thăm thứ hai, ông sẽ mang theo quà cho bọn trẻ. Cần phải nhắc thêm rằng Père Noel và Thánh Nicholas là hai hình tượng khác nhau. Thánh Nicholas thực sự tồn tại, dù nhiều câu truyện về ông đã được tô điểm để khiến chúng thú vị hơn. Còn nhân vật Père Noel chỉ được tạo ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và không liên quan tới tôn giáo.
Ông sẽ tới thăm các gia đình 2 lần, vào ngày 4 và 6/12. Vào lần thăm đầu tiên, Thánh Nicholas sẽ tìm xem đứa trẻ nào ngoan và đứa trẻ nào chưa ngoan. Trong lần tới thăm thứ hai, ông sẽ mang theo quà cho bọn trẻ. Cần phải nhắc thêm rằng Père Noel và Thánh Nicholas là hai hình tượng khác nhau. Thánh Nicholas thực sự tồn tại, dù nhiều câu truyện về ông đã được tô điểm để khiến chúng thú vị hơn. Còn nhân vật Père Noel chỉ được tạo ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và không liên quan tới tôn giáo.
6. Phần lại đồ ăn cho người quá cố vào Giáng sinh (Bungari)
Phong tục Giáng sinh kì lạ này của Bungari tương đối giống với phong tục "consoda" ở Bồ Đào Nha. Tại Bồ Đào Nha, gia đình sẽ đặt thêm chỗ trên bàn ăn vào buổi sáng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ tới những người đã qua đời. Về cơ bản, họ đang mời linh hồn của người thân về ăn cùng với mình. Còn ở Bungari, phong tục này có một số điểm khác biệt. Các gia đình sẽ ăn tối bình thường vào đêm Giáng sinh, nhưng khác với người Bồ Đào Nha, chỉ người sống được mời ăn tối.
Tuy nhiên, sau khi ăn xong, họ không được phép dọn dẹp bàn ăn. Tất cả phần thức ăn thừa được để lại trên bàn, và không ai được đụng vào hay dọn sạch chỗ đó. Người ta tin rằng linh hồn người quá cố sẽ tới sau khi tất cả mọi người đi ngủ và sẽ ăn phần thức ăn còn lại trên bàn.
Tuy nhiên, sau khi ăn xong, họ không được phép dọn dẹp bàn ăn. Tất cả phần thức ăn thừa được để lại trên bàn, và không ai được đụng vào hay dọn sạch chỗ đó. Người ta tin rằng linh hồn người quá cố sẽ tới sau khi tất cả mọi người đi ngủ và sẽ ăn phần thức ăn còn lại trên bàn.
7. Ném đồ ăn lên trần nhà (Slovakia và Ukraine)
Giữa các phong tục ăn uống trong Giáng sinh, có lẽ đây là phong tục làm ra những bãi thức ăn lộn xộn nhất. Ở một vài vùng của Slovakia và Ukraine, người ta sẽ ném đồ ăn lên trần nhà. Đó không phải sự phí phạm mà là cách để người dân ở đây đo đếm sự may mắn trong năm mới của mình. Vào đêm Noel, các gia đình sẽ ăn một bữa tối Giáng sinh điển hình.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, người đứng đầu gia đình sẽ lấy một ít Loksa (món truyền thống làm từ nước, bánh mì và hạt cây anh túc) và ném lên trần nhà. Họ tin rằng Loksa chính là thước đo dự đoán sản lượng thu hoạch mùa màng năm sau. Loksa càng dính nhiều thì vụ mùa càng tốt đẹp.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, người đứng đầu gia đình sẽ lấy một ít Loksa (món truyền thống làm từ nước, bánh mì và hạt cây anh túc) và ném lên trần nhà. Họ tin rằng Loksa chính là thước đo dự đoán sản lượng thu hoạch mùa màng năm sau. Loksa càng dính nhiều thì vụ mùa càng tốt đẹp.