Những điều thần bí về Mẫu Thượng Ngàn mà bạn chưa biết

26/11/14 | 11:39 CH

Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Khi còn trẻ, Mẫu Thượng Ngàn là 1 cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình 

1. Tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt 

Thờ Mẫu là 1 tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như trời, đất, sông nước, rừng núi..) hay thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời tiền sử khi người Việt thờ các vị thần tự nhiên với hình ảnh của các nữ thần Mẹ.

Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu. Các vị nữ thần này được tôn vinh với các chức vị Thánh Mẫu như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu… hoặc Quốc Mẫu như Quốc Mẫu Âu Cơ… hay Vương Mẫu như người mẹ của Thánh Gióng được tôn vinh là Vương Mẫu…



Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở người Việt đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ với Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ hay Tứ phủ - có thêm Địa phủ. Mẫu Thượng Thiên, còn gọi là Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời. Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Đó chính là 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa nông nghiệp lúa nước. Mẫu Thượng Ngàn, còn gọi là Mẫu Đệ Nhị cai quản miền rừng núi. Mẫu Thượng Ngàn gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú. Mẫu Thượng Ngàn Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn có ở nhiều nơi, nhưng có hai nơi thờ phụng chính là Suối Mỡ thuộc tỉnh Bắc Giang và Bắc Lệ, thuộc tỉnh Lạng Sơn. Mẫu Thủy, có khi gọi chệch là Mẫu Thoải - còn gọi là Mẫu Đệ Tam cai quản miền sông nước. Mẫu Thoải gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ xa xưa, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước.

Mẫu Địa cai quản đất đai và đời sống sinh vật. Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành - đó là Đạo Mẫu. So với tín ngưỡng thờ nữ thần, với các phủ, các hàng (hàng Cô, Cậu….) tương đối lớp lang, rõ rệt. Điện thần của Đạo Mẫu có hàng chục vị thần linh nhưng đều quy tụ dưới sự điều khiển củ Tam Toà Thánh Mẫu, trong đó có một vị thần Mẫu cao nhất, mang tư cách như một vị giáo chủ, đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, được xem như là một hoá thân của Mẫu Thượng Thiên.

Trong điện thần của tín ngưỡng thờ mẫu, Tam Toà Thánh Mẫu được thờ chung một hàng ngang với thứ bậc vị trí rõ ràng: Mẫu Thượng Thiên choàng khăn màu xanh, bên phải là Mẫu Thoải choàng khăn màu trắng. Khi Thánh mẫu Liễu Hạnh xuất hiện, bà được đề cao, mang tư cách là hoá thân của Mẫu Thượng Thiên. Ở Phủ Giầy, Nam Định tương truyền là quê hương của Mẫu Liễu từ lâu đã trở thành trung tâm thờ Mẫu của người Việt. Những nghi lễ của Đạo mẫu đã bước đầu được chuẩn hoá, trong đó nghi lễ hầu đồng là một điển hình.

2. Mẫu Thượng Ngàn và truyền thuyết kì ảo 



Lâm Cung Thánh Mẫu hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong 3 vị mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, cạnh đình, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.  Bà được tạc thành hình 1 phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và 2 tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt.

Bà là 1 nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng tam phủ hay tứ phủ. Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Khi còn trẻ, Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình. La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du, đồi bãi. Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh (chính là Sơn Tinh) cai quản, ông đã dạy dân rất nhiều điều bổ ích cho các hoạt động sinh sống của người dân: từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước đến dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh. Sơn Tinh cũng thường cùng các vị sơn thần, tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc.

Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi. Những khi Sơn Tinh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha cho đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là 1 người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.

Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành 2 vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng: từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam. Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau. Rồi công chúa  lại dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét…

Xem Thêm:
La Bình công chúa cũng dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ. Những gì cha bà đã dạy, bà đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các tù trưởng, bà cũng học thêm ở họ được nhiều điều. Thế là bà lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi. Bà cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha bà mới chỉ là bắt đầu. Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết chạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình 2 đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn, chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới. Rồi công việc đồng áng, bà dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống.

Lâm Cung Thánh Mẫu hay Mẫu Thượng Ngàn hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong 3 vị mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, cạnh đình, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm. Trong các con vật nuôi trong nhà, bà đem về thêm nhiều giống gia súc mới. Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về ... Thấy La Bình công chúa thực hiện rất tốt công việc của mình nên Ngọc Hoàng Thượng đế đã ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió. Từ đó, La Bình công chúa trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.

Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của công chúa Thượng Ngàn. Vì vậy, nhiều người gọi bà là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính. Ngoài việc phù trợ cho đời sống hằng ngày của nguời dân, Mẫu Thượng Ngàn còn được xem là đã phù trợ cho các chiến công chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt trong các triều đại. Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy.

Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của công chúa Thượng Ngàn, quân đội của Lê Lợi vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân Lê Lợi tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa. Sau đó, với những trận thắng oanh liệt ở Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng và cuối cùng, bao vây quân Minh ở Đông Quan để kết thúc cuộc chiến, lập lại hòa bình cho nước Việt. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa

Đừng quên: Nhấn LIKE & Chia Sẻ để ủng hộ nhé!
CHỦ ĐỀ: ,

Ý kiến bạn đọc [ Bình luận trên Facebook ]

Cách cắm hoa ngày Tết theo phong cách Nhật Bản cực lạ
Cách cắm hoa ngày Tết theo phong cách Nhật Bản cực lạ

Cách cắm hoa ngày Tết theo phong cách Nhật chắc hẳn khá ít người biết đến. Học cách cắm hoa đẹp ngày Tết với diên vỹ xanh để làm mới căn nhà của bạn nhé!  Bạn đã từng nghe về phong cách cắm hoa độc đáo của Nhật Bản chưa? Hãy để chúng tô...

Phong tục khai bút đầu xuân độc đáo của người Việt
Phong tục khai bút đầu xuân độc đáo của người Việt

Khai bút đầu xuân không phải là phong tục bắt buộc nhưng lại là một nét đẹp văn hóa với người Việt môi dịp Tết đến xuân về.  Cùng chúng tôi tìm hiểu về phong tục khai bút đầu xuân độc đáo này của người Việt.  1. Khai bút đầu xuâ...

Bộ sưu tập 15 mẫu khay đựng bánh kẹo ngày Tết bắt mắt
Bộ sưu tập 15 mẫu khay đựng bánh kẹo ngày Tết bắt mắt

Ngày Tết, để tiếp khách hẳn là nhà ai cũng muốn có những chiếc khay đựng bánh kẹo ngày Tết thật bắt mắt, duyên dáng và tiện lợi đúng không?  Cùng chiêm ngưỡng 15 mẫu khay đựng bánh kẹo ngày Tết bắt mắt dưới đây nhé!  Đã là ngày Tế...

Bí quyết nuôi dạy con gái thành công mà bố mẹ cần biết
Bí quyết nuôi dạy con gái thành công mà bố mẹ cần biết

Có con gái là điều mà các bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn nhưng để nuôi dạy con gái đúng đắn thì cũng có những lưu ý riêng mà cha mẹ cần biết. Dưới đây là danh sách 7 điều cần biết khi nuôi dạy con gái mà các bố mẹ nên tham khảo, có thể danh ...

Tận dụng vỏ chai nhựa cũ làm bình hoa sen cực đẹp mắt
Tận dụng vỏ chai nhựa cũ làm bình hoa sen cực đẹp mắt

Với những bông sen vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc, các chị em hãy cùng cắm hoa sen trang trí cho phòng khách thêm xinh nhé! Nguyên liệu:  - 1 bó hoa sen kèm theo 1 lá sen nhé. - 1 vỏ hộp giấy loại cao - b...

  • Đòn trả thù ghê gớm của vợ khi biết tôi ngoại tình

    Hôm đó, khi anh đang ngủ trưa tại nhà Lý, thì vợ anh cũng với mấy người bạn xông vào. Không nói thêm gì, vợ anh túm tóc xé áo cô nhân tình của anh. Sau hôm đó, tình cảm của anh dành cho vợ dường như không còn nữa, thay vào đó là sự ghê sợ. Anh đã n...

  • Sự bao dung của vợ khi biết tôi chăm sóc cho tình cũ

    Nếu ở trong trường hợp đó, những người phụ nữ khác sẽ "lồng lộn" lên và truy xét chồng đến cùng, nhưng vợ tôi không phải vậy mọi người ạ. Phải nói rằng, vợ tôi là một người đàn bà không chỉ đẹp về hình thức mà cô ấy còn có một tâm hồn cao thượng....

  • Bát súp gà của vợ giúp tôi tỉnh táo quay về với gia đình

    Cô thư ký trẻ vừa kêu nóng vừa cởi áo ngoài ra, và bên trong là chiếc áo sơ mi bó sát người làm lộ ra những đường cong cơ thể chết người. Ở công ty, tôi là người đàn ông được mọi người vô cùng ngưỡng mộ lẫn đố kỵ. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng...

  • Ám ảnh chuyện vợ xin chồng thăm con trong ngày sinh

    Tôi đã gọi điện cầu xin chồng vào viện dù chỉ 5-10 phút để nhìn thấy con chào đời. Song dù có cầu xin, anh vẫn không vào. Ngày hôm nay con trai tôi tròn 1 tuổi. Nhìn con thơ ngây vui sinh nhật cùng ông bà mà tôi vừa vui và vừa tủi thân. Nhìn con,...

  • Tôi phải làm sao khi ký ức của vợ bóp nát đêm tân hôn

    Khi tôi hỏi vì sao em không nói với tôi em từng có người yêu sâu sắc tới vậy thì em khóc và kể câu chuyện họ từng sống với nhau như vợ chồng. Khi viết nên những dòng tâm sự này, lòng tôi rối bời hụt hẫng vô cùng, phải chăng vì tôi quá cầu toà...

  • Tôi nên làm gì khi tình nhân của chồng tới thách thức

    Nửa đêm cô ấy nhắn tin cho chồng tôi nói nhớ anh không ngủ được, rồi bảo tại trưa nay đi nhà nghỉ với chồng tôi nên giờ mệt không ngủ được Tôi lập gia đình được bốn năm, có cậu con trai kháu khỉnh ba tuổi. Gia đình chồng ở thành phố nên vợ chồng ...

  • Đau xót khi vợ không ngừng tìm kiếm người yêu cũ

    Tôi phát hiện vợ tìm kiếm người yêu cũ. Tình yêu tôi dành cho cô ấy chưa đủ lớn hay sao mà vẫn thậm thụt muốn biết những người cũ sống thế nào. Thực sự chuyện vợ tôi mò vào Facebook của người cũ làm tôi không thể nào tập trung cho công việc, lúc ...

  •