Những truyền thống cưới xin và nguồn gốc của chúng

31/7/14 | 5:49 CH

Trải qua thời gian, những truyền thống trong đám cưới cùng với những điều mới mẻ được phát triển theo cùng với xã hội hiện đại đang góp phần làm cho những đám cưới trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. 

Hãy cùng "Phụ nữ đẹp" điểm danh những truyền thống cưới xin và nguồn gốc của chúng


1. Phù dâu

Một trong những truyền thống đám cưới thú vị nhất vẫn còn được duy trì đến ngày nay là phù dâu. Thậm chí, ngày nay thì váy phù dâu cũng là một trong những hạng mục rất được chú trọng trong các đám cưới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, khi truyền thống này mới ra đời, thì chiếc váy phù dâu chính là “chị em song sinh” với chiếc váy cưới của cô dâu. Mục đích chính của truyền thống này là để những linh hồn tà ma bị nhầm lẫn và ngăn chúng không bám theo cô dâu và ngăn chặn cả những lời nguyền rủa của chúng đối với cô dâu – chú rể.


2. Váy cưới màu trắng

Năm 1840, Nữ hoàng Victory đã thực sự mở ra một thời kỳ đỉnh cao của những chiếc váy cưới màu trắng và kéo dài sự thịnh trị của váy cưới trắng đến tận ngày nay. Theo truyền thống, chiếc váy cưới màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, ngây thơ và trinh trắng của người phụ nữ. Đến ngày nay, váy cưới màu trắng vẫn là sự lựa chọn của đại đa số các cô dâu cho ngày lễ trọng đại nhất đời mình.


3. Ngón tay đeo nhẫn

“Nếu bạn thích cô ấy, hãy đeo cho cô ấy một chiếc nhẫn”, đó chính là lời bài hát của ca sĩ Beyonce, xuất phát từ một câu chuyện từ ngày xưa. Vào thời La Mã cổ đại, khi một người đàn ông đeo nhẫn cho một người phụ nữ, điều đó thể hiện rằng anh ta muốn cô ấy thuộc về mình và chiếc nhẫn tượng trưng cho sự chiếm hữu của họ.


Ngoài ra, người La Mã cổ đại cũng tin rằng “tĩnh mạch Tình Yêu” được nối từ ngón tay áp út của bàn tay trái và tim của con người. Đó là lý do tại sao chúng ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón tay đó.

4. Đêm độc thân

Một trong những truyền thống lâu đời nhất của đám cưới là đêm độc thân và nó không hề thay đổi nhiều kể từ khi đế chế Sparta bắt đầu vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Đêm độc thân là đêm ăn mừng của chú rể với bạn bè để chấm dứt cuộc đời độc thân của mình.


Không hề mang ý nghĩa mê tín hay bất cứ một điều gì khác, đêm độc thân hoàn toàn là một truyền thống mang ý nghĩa vui vẻ của chú rể và bạn bè của mình.

5. Hoa cưới

Vào thời cổ đại, hoa cưới thường được tạo từ những loại thảo mộc và gia vị cay nồng như tỏi và thì là. Mục đích của việc này là để xua đuổi những linh hồn ma quỷ và ngăn ngừa bệnh tật. Theo sự phát triển của xa hội, bó hoa cưới ngày nay không còn mang nặng ý nghĩa tâm linh nữa. Những bó hoa cưới bây giờ thường được bó lại từ những bông hoa tươi tắn, tạo điểm nhấn tuyệt vời cho cô dâu.



6. Ném gạo

Theo quan niệm của người xưa, gạo tượng trưng cho hạt giống của cuộc sống. Theo truyền thống, gạo sẽ được ném vào các cặp vợ chồng mới cưới khi họ rời khỏi nhà thờ. Hành động này mang ý nghĩa chúc phúc cho các cặp vợ chồng, họ sẽ gặp thật nhiều may mắn, thịnh vượng và có những đứa trẻ đáng yêu trong cuộc sống hôn nhân sau này. Ngày nay, có một số nơi thay thế gạo bằng dải ruy băng và hoa giấy.



7. Bế cô dâu qua bậc cửa

Người cổ đại thường đưa ra hai lý do để lý giải cho truyền thống này. Ở một số nơi trên thế giới cho rằng hành động này của chú rể để bảo vệ cô dâu khỏi sự chiếm hữu bởi linh hồn ma quỷ. Một số nơi lại cho rằng đó là cách để bảo vệ sự trinh trắng của cô dâu. Ngày nay, việc chú rể bế cô dâu qua bậc cửa được xem là một cử chỉ rất lãng mạn.

Đừng quên: Nhấn LIKE & Chia Sẻ để ủng hộ nhé!
CHỦ ĐỀ: ,

Ý kiến bạn đọc [ Bình luận trên Facebook ]